Về vụ việc này, ông Vũ Văn Tiến, Trưởng Công an xã K’Dang, Phim Tuổi Nổi Loạn 2 cho biết: Khoảng 10h tối 10/8, công an xã nhận được thông tin Lê Thị D. bị bắt cóc và báo cáo nhanh Công an huyện Đắk Đoa về vụ việc. Lực lượng công an xã, huyện tổ chức tìm cả đêm nhưng không thấy. Đến khoảng 9h sáng 11/8, nghe người nhà báo lại D. đang ở thành phố nên công an xã đã phối hợp lên đón cô gái về. Lúc về nhà, D. vẫn bình thường, không có dấu hiệu bị xâm hại. Sau đó, D. đã khai báo sự việc tại cơ quan điều tra. Theo ông Tiến, lực lượng công an đã truy tìm chiếc xe ô tô theo miêu tả của D. nhưng thời điểm đó không ai thấy chiếc xe này, trong khi khu vực D. bị bắt cóc có rất nhiều quán cà phê. “Chúng tôi vẫn đang xác minh số điện thoại D. đã mượn gọi báo về nhà từ trên thành phố”, ông Tiến cho biết.
Người hoang tưởng thường không biết mình mắc bệnh
Để xác minh rõ hơn về nghi vấn “nạn nhân” Lê Thị D. tự dựng chuyện bị bắt cóc do hoang tưởng, PV báo Gia Đình & Xã Hội Cuối Tuần đã tiếp tục tham vấn các bác sĩ, chuyên gia y tế am hiểu sâu về căn bệnh này. Qua những biểu hiện trong vụ án, các chuyên gia đều khẳng định cô gái có nhiều dấu hiệu bị mắc chứng bệnh hoang tưởng.
Nói về bệnh hoang tưởng ảo giác, Đại tá - bác sĩ Nguyễn Văn Hường, Chủ nhiệm khoa nội tâm thần, Bệnh viện 175 (TP.HCM) cho biết, bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 15-25, bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tỉ lệ nam, nữ mắc bệnh như nhau. Tỉ lệ mắc bệnh là 1% ở mọi quốc gia. Nguyên nhân bệnh do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn giấc ngủ (có khi không có rối loạn) như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức); rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc. Ví dụ như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin yêu; đi dự đám ma thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.
Bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình; có dấu hiệu đáng quan tâm nhất mà bác sĩ thường ghi chẩn đoán là “ảo thanh bình phẩm”. Tức là bệnh nhân thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc tiếng nói trong bụng phát ra. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân, có khi phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí, tiếng nói đó ra lệnh, bắt bệnh nhân làm theo việc này việc khác. Trong đầu bệnh nhân lúc nào cũng có tiếng đó. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế... Tuy nhiên bác sĩ Hường cho biết thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng ảo giác nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường. Do đó, họ luôn nghĩ mình không hề mắc bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét